Phòng Khám Đông Y

Trao Niềm Tin

Nhận Sức Khỏe Phục Vụ Bằng Cả Trái Tim

Phòng Khám Đông Y La Văn Lường

Monday, May 14, 2018

// //

Xử lý như thế nào với những chấn thương phần mềm

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương phần mềm mà chúng ta cần phải áp dụng phương pháp sơ cứu, điều trị thích hợp nhất.

Trong quá trình hoạt động hằng ngày cũng như vận động, luyện tập thể dục thể thao, chúng ta không ít khi gặp phải những chấn thương phần mềm gây ra đau đớn, phiền toái và thậm chí là những hệ lụy về sau. Tùy vào mức độ tổn thương mà các chấn thương phần mềm này có thể nhẹ hoặc nặng tương ứng, đòi hỏi chúng ta cần sơ cứu, điều trị và chăm sóc sao cho hợp lí nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng có đầy đủ hiểu biết và kinh nghiệm trong việc xử lý những chấn thương này. Vì thế, nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin về cách thức sơ cứu, điều trị khi gặp chấn thương ở phần mềm, chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm hữu ích nhất dưới đây.

Chấn thương phần mềm và phương pháp sơ cứu
Nguyên nhân chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm là tình trạng các cơ, dây chằng, mạch máu, da bị tác động bởi lực mạnh từ bên ngoài, gây ra những tổn thương với mức độ nghiêm trọng nhất định. Thông thường, những chấn thương này có thể xảy ra trong quá trình chơi thể thao, vận động, mang vác vật nặng, di chuyển đột ngột,… hoặc va đập với những vật cứng, vật nặng.

Biểu hiện của chấn thương phần mềm

Những biểu hiện của chấn thương phần mềm thường rất dễ thấy và gần như có thể nhận ra ngay bằng mắt thường, chẳng hạn như chảy máu, bầm tím, tụ máu, đau nhức,… Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, người bị chấn thương có thể rất khó để có thể di chuyển, vận động như thường.

Chườm đá là cách để giảm máu tụ nhanh chóng
Những điều cần làm khi bị chấn thương phần mềm

Khi bị chấn thương ở phần mềm, cách sơ cứu và điều trị thông dụng nhất đó là sử dụng đá chườm. Phương pháp này có thể giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm phù nề, chảy máu. Chỉ cần chườm đá từ 20 phút đến 30 phút, mỗi lần chườm cách nhau từ 2 đến 3 tiếng, cơn đau sẽ dịu xuống đáng kể, đồng thời giảm tình trạng phù nề nhanh chóng.

Sử dụng băng ép là phương pháp được khuyến khích áp dụng đối với chấn thương có chảy máu. Việc băng vết thương lại sẽ giúp hạn chế tình trạng xuất huyết, đồng thời giảm đau tốt hơn.
Người bị chấn thương phần mềm nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi lại quá nhiều và nên kê cao chân hơn so với thông thường để giảm phù nề và chảy máu.

Ngoài ra, người bị chấn thương cũng nên được đưa đến phòng khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị an toàn, hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong trường hợp có bất cứ dấu hiệu chấn thương nào nghiêm trọng hơn, cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

Kê chân cao để tránh tụ máu
Những điều cần tránh khi bị chấn thương phần mềm

Khi phát hiện chấn thương, chúng ta không nên chườm nóng hoặc áp dụng các phương pháp chườm vết thương phản khoa học bằng cồn, rượu,… Điều này có thể khiến cho vết thương rất khó để hồi phục, thậm chí còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong thời gian điều trị, cần hạn chế tập luyện thể dục, thể thao hoặc di chuyển, đi lại nhiều. Những hành động này chỉ khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục.
Một số người vẫn thường nghĩ chấn thương phần mềm có thể được giảm nhẹ bởi hình thức xoa bóp. Tuy nhiên, trên thực tế, xoa bóp có thể khiến máu chảy nhiều hơn, tăng phù nề và khiến cho phần bị chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng túi đá để chườm khi bị chấn thương phần mềm
Chấn thương phần mềm là một trong những loại chấn thương khá phổ biến, vì thế chúng ta cần phải trang bị những hiểu biết và kinh nghiệm trong việc sơ cứu, điều trị khi gặp phải những chấn thương này. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại chấn thương phần mềm thường gặp và cách xử trí sao cho phù hợp nhất, vui lòng liên hệ  Phòng Khám đông y La Văn Lường – số 09 Nguyễn Huy Lượng, P. 14, Q. Bình Thạnh, TP. HCM hoặc gọi 0898 12 14 16 – 0907 567 567 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Read More
// //

TRẬT KHỚP

Trật khớp và cách điều trị mà bạn cần biết

Trật khớp là tình trạng diễn ra khá phổ biến đối với những người thường xuyên vận động, chơi thể thao, thậm chí là trong hoạt động, sinh hoạt đời thường.

Trong quá trình luyện tập, vận động thể thao hoặc thậm chí là đi lại, vận động hằng ngày, chúng ta có thể vô ý, bất cẩn khiến cho tay, chân bị trật khớp. Trật khớp không quá nghiêm trọng, tuy nhiên có thể gây ra những cơn đau đớn và thậm chí khiến cho chúng ta khó hoạt động, di chuyển như thường ngày hơn. Đặc biệt, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà thời gian hồi phục có thể lên đến nhiều tháng, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, học tập cũng như làm việc của chúng ta. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị trật khớp? Cách điều trị như thế nào là khoa học và hợp lí nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi nói trên.

Trật khớp và cách sơ cứu
Nguyên nhân trật khớp

Trật khớp bị gây ra bởi sự vận động mạnh hoặc đột ngột, khiến khớp xương bị tác động một lực mạnh và làm trật ra khỏi vị trí chính xác ban đầu của nó. Tình trạng này có thể xảy ra khi chúng ta chạy nhanh, chơi thể thao, trượt ngã,… Đặc biệt, đối với phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, tình trạng bị trật khớp cũng diễn ra khá phổ biến.

Khi khớp xương bị trật ra so với vị trí ban đầu của nó, các bộ phận như mô mềm, bao khớp và dây chằng sẽ bị tổn thương,… gây ra cơn đau đớn, khó di chuyển và sưng tấy.

Trật khớp thường xảy ra ở những người chơi thể thao
Biểu hiện của trật khớp

Biểu hiện trước tiên của trật khớp là cơn đau ở chính vị trí khớp bị chấn thương. Người bị trật khớp có thể sẽ khó di chuyển hoặc cử động tại phần khớp đó. Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khác đó là sưng tấy, bầm tím,… Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà những biểu hiện có thể rõ ràng hoặc ít rõ ràng hơn.

Những biểu hiện của trật khớp khá rõ ràng cho nên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chỉ bằng mắt thường.

Những biểu hiện này khá tương tự với trường hợp gãy xương. Tuy nhiên, nếu bị gãy xương, cơn đau sẽ dữ dội hơn và chúng ta hầu như không thể di chuyển được chi đã bị gãy. Vì thế, hãy dựa vào đặc điểm này để nhận biết và có phương pháp sơ cứu, điều trị phù hợp nhất.

Cách sơ cứu khi trật khớp

Khi bị trật khớp, không nên di chuyển, nắn bóp hoặc làm mọi cách để khớp trở lại vị trí ban đầu. Việc tác động quá mức lực lên phần khớp vị trật chỉ khiến cho khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh, các mạch máu bị tổn thương thêm.

Cố định khớp tại đúng vị trí mà nó bị trật bằng nẹp, băng gạt,…

Chườm đá lên vùng bị trật khớp để giảm sưng, viêm,… Tránh chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu, mật gấu,…

Trật khớp khuỷu tay
Cách điều trị khi trật khớp

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng trật khớp mà chúng ta cần lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.

Nguyên tắc điều trị trật khớp đó là sử dụng các biện pháp vật lí nhẹ nhàng để đưa xương về lại đúng vị trí. Tiếp theo sử dụng băng để cố định trong vài tuần. Có thể kết hợp sử dụng thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để tăng hiệu quả điều trị.

Sau một vài tuần điều trị, bệnh nhân có thể tháo bỏ băng, nẹp nhưng cần tránh hoạt động mạnh quá mức, có thể gây tổn thương tới vùng khớp vừa mới hồi phục.

Trong trường hợp vết thương nghiêm trọng, có thể phải tiến hành phẫu thuật để nắn khớp trở về vị trí bình thường.

Trật khớp háng gây ra phiền toái, khó khăn trong quá trình di chuyển

Hi vọng với những chia sẻ từ bài viết này, bạn đọc đã có thêm hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong cách sơ cứu và điều trị trật khớp sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp cơn đau dai dẳng và trầm trọng, bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị và hỗ trợ một cách tốt nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ  Phòng Khám đông y La Văn Lường – số 09 Nguyễn Huy Lượng, P. 14, Q. Bình Thạnh, TP. HCM hoặc gọi 0898 12 14 16 – 0907 567 567 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Read More
// //

Những điều bạn cần biết khi bị gãy xương

Những điều bạn cần biết khi bị gãy xương

Khi gặp phải tình trạng gãy xương, chúng ta cần phải có phương pháp sơ cứu và điều trị khoa học nhằm hạn chế những tổn thương nghiêm trọng hơn cũng như giúp vết thương phục hồi nhanh chóng.

Gãy xương là một tình trạng diễn ra khá phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự tác động lực lớn từ môi trường bên ngoài lên các đốt xương trên cơ thể có thể khiến cho xương bị tổn thương, rạn nứt, hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là gãy. Nếu như không biết cách sơ cứu, xử lý và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng đau đớn trong thời gian dài và ảnh hưởng tới công việc sinh hoạt, vận động hằng ngày. Vậy phải làm gì khi bị gãy xương? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Các loại gãy xương
Biểu hiện của gãy xương

Triệu chứng của gãy xương trong từng trường hợp có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của chấn thương. Đôi khi, triệu chứng của gãy xương khá tương tự với triệu chứng của bong gân, trật khớp, vì thế một số người thường chủ quan và sơ cứu không chính xác.



Cần chú ý rằng, khi bị gãy xương, chúng ta sẽ bắt gặp những triệu chứng như đau, sưng, bầm tím do tụ máu quá mức, biến dạng chi, đặc biệt là rất khó di chuyển chi, thậm chí là không thể. Nếu như xuất hiện cùng lúc các dấu hiệu nói trên, thì khả năng cao là dấu hiệu của gãy xương. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải bình tĩnh sơ cứu và xử trí để tránh trường hợp chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách sơ cứu khi bị gãy xương 

Trong trường hợp bị gãy xương, nên áp dụng các phương pháp sơ cứu dưới đây:

Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân khi chưa có sự chuẩn bị về phương tiện sơ cứu. Đặc biệt, trong trường hợp gãy xương nghiêm trọng như vỡ xương sọ, xương đốt sống, xương sườn, xương chậu, xương dài chi trên hoặc chi dưới,…
Trong trường hợp gãy xương kèm theo triệu chứng xuất huyết, cần phải cầm máu bằng băng gạc sạch sẽ. Ấn chặt ở rìa vết thương nếu như có xương chồi ra ở ngoài da. Băng vết thương lại khi vết thương đã hết chảy máu.
Cách sơ cứu đơn giản khi bị gãy xương
Tránh kéo thẳng chi ra khi chi đã bị gãy. Chỉ thực hiện công việc này nếu như bạn chắc chắn chính xác về chuyên môn cũng như kỹ thuật.
Cố định xương bị gãy tạm thời nhằm tránh trường hợp làm di động ổ gãy, khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các vật dụng thân thuộc như gỗ, bìa cứng,…
Gọi điện cho xe cứu thương ngay lập tức để được đưa đến bệnh viện và điều trị nhanh chóng.
Điều trị gãy xương và những điều bạn cần biết
Cách điều trị gãy xương

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu và được đưa tới bệnh viện, bệnh nhân cần phải tuân thủ những phương pháp điều trị và kiêng cử đi lại, vận động nhằm đảm bảo vết thương hồi phục một cách nhanh chóng nhất.
Cố định chi gãy bằng cách sử dụng nẹp cố định. Nẹp cần được đặt cố định ở phần trên và phần dưới của vết thương gãy.
Cố định xương gãy và băng bột để nâng đỡ phần xương đã bị gãy và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Đối với một số trường hợp, có thể áp dụng phương pháp kéo liên tục xương gãy nhằm giữ xương thẳng trục và không bị co rút.
Thực hiện phẫu thuật nắn xương và sử dụng “cố định ngoài”.
Trong một số trường hợp nặng, có thể phải phẫu thuật kết xương bên trong bằng các phương tiện như đinh nội tủy hoặc nẹp vít
Sử dụng thuốc để điều trị giảm đau.
Điều trị gãy xương bằng cách băng bột
Gãy xương sẽ trở nên rất nghiêm trọng nếu như chúng ta không biết cách sơ cứu và chữa trị kịp thời. Vì thế, hi vọng những chia sẻ từ bài viết này đã giúp bạn có thêm hiểu biết và kinh nghiệm trong việc xử lý tình trạng nói trên. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm trong việc điều trị gãy xương nói riêng và những chấn thương liên quan, vui lòng liên hệ Phòng Khám Đông Y La Văn Lường hoặc gọi 0898 12 14 16 – 0907 567 567 để được tư vấn miễn phí nhé.
Read More
// //

ĐAU LƯNG CẤP, MÃN TÍNH

Cách điều trị và phòng chống bệnh đau lưng cấp, mãn tính

Đau lưng cấp, mãn tính là một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là những người trung niên và người lớn tuổi.

Xuất phát từ sự thay đổi của chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng như những thay đổi của cơ thể theo tuổi tác, cơ thể con người đang dần đối mặt với những căn bệnh về xương, khớp khi tuổi càng cao. Một trong những căn bệnh phổ biến và gây ra không ít phiền toái cho người bệnh hiện nay đó là đau lưng cấp, mãn tính. Vậy những nguyên nhân cụ thể nào dẫn tới căn bệnh này? Cách điều trị và phòng chống ra sao hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đau lưng cấp, mãn tính
Nguyên nhân của bệnh đau lưng cấp, mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, chẳng hạn như vận động quá mức, thực hiện sai tư thế, cúi người, nghiêng người để nâng vật nặng, cố đẩy vật nặng lên cao,… Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cho các cơ, dây chằng, mạch máu bị co giãn quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Đối với một số người, việc đi giày cao gót thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng đau lưng, bởi vì khi đó trọng lượng của cơ thể bị dồn tới phía trước, khiến các đốt của xương sống bị trượt ra ngoài, gây chèn ép thần kinh và đau lưng cấp.
Cơn đau lưng mãn tính có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
Biểu hiện của bệnh đau lưng cấp, mãn tính

Đau lưng là triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu như cơn đau kéo dài dai dẳng từ vài ngày đến vài tuần, thì chúng ta cần phải quan tâm và tiến hành theo dõi mức độ diễn biến của căn bệnh. Bởi lẽ, đây là những dấu hiệu rõ rệt nhất của căn bệnh đau lưng mãn tính.

Những người mắc phải căn bệnh này thường rất khó khăn trong quá trình di chuyển và vận động. Nếu như không có phương pháp điều trị hợp lí và kịp thời, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Đau lưng mãn tính có thể diễn ra ở người lớn tuổi
Cách điều trị bệnh đau lưng cấp, mãn tính

Để điều trị bệnh đau lưng cấp và mãn tính một cách hiệu quả, chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp điều trị đơn giản sau đây:

Phương pháp điều trị bằng nóng và lạnh. Bạn có thể kết hợp xông hơi, chườm đá massage tại các đốt sống lưng để giảm cơn đau nhanh chóng.
Thư giãn, nghỉ ngơi để phần cơ, mạch máu, dây chằng tại các đốt sống lưng được thư giãn.
Tập thể dục đều đặn vào sáng và tối, đặc biệt là những bài tập thể dục cho phần lưng.
Sử dụng thuốc giảm đau. Đây là một trong những phương pháp giúp bạn giảm đau tạm thời, tuy nhiên sử dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Động tác thể dục chữa đau lưng
Cách phòng chống bệnh đau lưng cấp, mãn tính

Để phòng chống căn bệnh này, chúng ta nên áp dụng những bài tập thể dục đều đặn, thường xuyên để hạn chế tình trạng các khớp bị khô, cứng do ít vận động. Ngoài ra, cần tránh làm việc nặng quá mức, gây tác động lên các mô, cơ, dây chằng, mạch máu ở vùng lưng.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh cũng là một trong những cách hạn chế tình trạng đau lưng mãn tính một cách hiệu quả. Hãy bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và cung cấp dịch nhầy cho các khớp xương để tránh trường hợp khô các đốt sống.

Cần điều trị sớm và dứt điểm bệnh đau lưng cấp và mãn tính
Đau lưng cấp, mãn tính có thể kéo dài dai dẳng và gây ra rất nhiều phiền toái, bất cập cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì thế, nếu như có bất cứ dấu hiệu nào của căn bệnh này, hãy nhanh chóng lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời hỏi ý kiến của bác sĩ để có thêm hiểu biết cũng như kinh nghiệm điều trị nhé. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về cách thức điều trị và phòng chống căn bệnh này, vui lòng liên hệ với Phòng Khám đông y La Văn Lường – số 09 Nguyễn Huy Lượng, P. 14, Q. Bình Thạnh, TP. HCM hoặc gọi 0898 12 14 16 – 0907 567 567 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Read More
// //

VIÊM GÂN ASIN

Viêm gân asin là một căn bệnh khá phổ biến ở độ tuổi trung niên, nhưng cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng người trẻ tuổi, gây ra không ít phiền toái, khó khăn cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt.



Gân asin là phần gân nối liền giữa xương gót chân với các bắp cơ của chân. Khi bị viêm gân asin, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức ở phần này, đồng thời kèm theo triệu chứng khó di chuyển hoặc thậm chí là điều khiển chân theo những hướng tương ứng. Căn bệnh này thường gặp ở những đối tượng thường xuyên vận động với cường độ lớn, nhưng lại không có chế độ chăm sóc, thư giãn phần cổ chân hợp lí, gây sức ép lên gân asin khiến gân bị tổn thương.

Viêm gân asin hay còn gọi là gót chân asin
Nguyên nhân của bệnh viêm gân asin

Những người bị mắc bệnh viêm gân gót chân thường là vì tập luyện thể thao với cường độ quá lớn, gây áp lực lên gân asin, khiến cho gân bị chèn ép, lâu ngày dẫn tới tình trạng sưng, viêm nguy hiểm. Các đối tượng thay đổi cường độ luyện tập đột ngột cũng dễ mắc phải tình trạng này.

Căn bệnh này thường xảy ra phổ biến hơn ở người lớn tuổi, đặc biệt là độ tuổi trung niên. Khi chơi thể thao nhiều, cộng thêm với sự suy giảm chức năng của gân asin, người lớn tuổi dễ mắc phải tình trạng tổn thương và viêm gân hơn.

Viêm gân asin thường kèm theo triệu chứng đau nhức
Biểu hiện của bệnh viêm gân asin

Những người bị viêm gân asin thường xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó vận động, di chuyển, thậm chí không thể điều khiển bàn chân theo hướng đi mà mình mong muốn. Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng và gây ra rất nhiều phiền toái trong quá trình di chuyển, sinh hoạt. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm nhận được sự đau đớn tăng lên khi chạy nhanh, leo cầu thang hoặc thậm chí là đứng kiễng chân.

Cách điều trị bệnh viêm gân asin



Nếu như biết cách điều trị, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này bằng phương pháp tự nhiên và an toàn. Sau đây là một vài phương pháp tự nhiên, hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

Nghỉ ngơi, thả lỏng để gân asin có thời gian hồi phục sau những tác động, sức ép và chấn thương.
Chườm đá lên vùng gân asin để hạn chế cảm giác đau nhức và làm giãn phần cơ ở gót chân, bắp chân.
Sử dụng thuốc kháng viêm. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh này, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt, tuyệt đối tránh sử dụng thuốc có thành phần steroid.
Tiêm Corticoid để hỗ trợ kháng viêm nhanh chóng và hiệu quả.
Điều trị viêm gân asin bằng đông y
Cách phòng chống bệnh viêm gân asin

Bên cạnh chú trọng vào phương pháp điều trị, chúng ta cũng cần phải biết cách phòng chống căn bệnh này sao cho hiệu quả nhất.

Áp dụng các bài luyện tập giãn cơ là phương pháp phòng chống thông dụng và hiệu quả nhất. Bạn có thể áp dụng các bài tập như căng cơ bắp chuối, nâng gót hai chân – hai bài tập khá phổ biến để điều trị và phòng chống bệnh viêm gân asin hiện nay.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, luyện tập điều độ, hợp lí. Tránh luyện tập với cường độ quá nặng, gây sức ép lên các phần cơ. Đặc biệt, nếu như phải đi lại, luyện tập nhiều, hãy lựa chọn cho mình một đôi giày thật êm ái và phù hợp nhé.

Lựa chọn một đôi giày phù hợp là một trong những cách phòng chống viêm gân asin hiệu quả
Viêm gân asin là một căn bệnh không đe dọa tới tính mạng của con người, nhưng có thể gây ra rất nhiều phiền toái và khiến chúng ta khó khăn trong quá trình hoạt động, di chuyển. Vì thế, nếu như bạn phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến căn bệnh này, hãy chú ý theo dõi, lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh về xương, khớp. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Phòng Khám đông y La Văn Lường hoặc gọi 0898 12 14 16 – 0907 567 567 để được tư vấn miễn phí nhé.
Read More