Monday, May 14, 2018

// //

Những điều bạn cần biết khi bị gãy xương

Những điều bạn cần biết khi bị gãy xương

Khi gặp phải tình trạng gãy xương, chúng ta cần phải có phương pháp sơ cứu và điều trị khoa học nhằm hạn chế những tổn thương nghiêm trọng hơn cũng như giúp vết thương phục hồi nhanh chóng.

Gãy xương là một tình trạng diễn ra khá phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự tác động lực lớn từ môi trường bên ngoài lên các đốt xương trên cơ thể có thể khiến cho xương bị tổn thương, rạn nứt, hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là gãy. Nếu như không biết cách sơ cứu, xử lý và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng đau đớn trong thời gian dài và ảnh hưởng tới công việc sinh hoạt, vận động hằng ngày. Vậy phải làm gì khi bị gãy xương? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Các loại gãy xương
Biểu hiện của gãy xương

Triệu chứng của gãy xương trong từng trường hợp có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của chấn thương. Đôi khi, triệu chứng của gãy xương khá tương tự với triệu chứng của bong gân, trật khớp, vì thế một số người thường chủ quan và sơ cứu không chính xác.



Cần chú ý rằng, khi bị gãy xương, chúng ta sẽ bắt gặp những triệu chứng như đau, sưng, bầm tím do tụ máu quá mức, biến dạng chi, đặc biệt là rất khó di chuyển chi, thậm chí là không thể. Nếu như xuất hiện cùng lúc các dấu hiệu nói trên, thì khả năng cao là dấu hiệu của gãy xương. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải bình tĩnh sơ cứu và xử trí để tránh trường hợp chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách sơ cứu khi bị gãy xương 

Trong trường hợp bị gãy xương, nên áp dụng các phương pháp sơ cứu dưới đây:

Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân khi chưa có sự chuẩn bị về phương tiện sơ cứu. Đặc biệt, trong trường hợp gãy xương nghiêm trọng như vỡ xương sọ, xương đốt sống, xương sườn, xương chậu, xương dài chi trên hoặc chi dưới,…
Trong trường hợp gãy xương kèm theo triệu chứng xuất huyết, cần phải cầm máu bằng băng gạc sạch sẽ. Ấn chặt ở rìa vết thương nếu như có xương chồi ra ở ngoài da. Băng vết thương lại khi vết thương đã hết chảy máu.
Cách sơ cứu đơn giản khi bị gãy xương
Tránh kéo thẳng chi ra khi chi đã bị gãy. Chỉ thực hiện công việc này nếu như bạn chắc chắn chính xác về chuyên môn cũng như kỹ thuật.
Cố định xương bị gãy tạm thời nhằm tránh trường hợp làm di động ổ gãy, khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các vật dụng thân thuộc như gỗ, bìa cứng,…
Gọi điện cho xe cứu thương ngay lập tức để được đưa đến bệnh viện và điều trị nhanh chóng.
Điều trị gãy xương và những điều bạn cần biết
Cách điều trị gãy xương

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu và được đưa tới bệnh viện, bệnh nhân cần phải tuân thủ những phương pháp điều trị và kiêng cử đi lại, vận động nhằm đảm bảo vết thương hồi phục một cách nhanh chóng nhất.
Cố định chi gãy bằng cách sử dụng nẹp cố định. Nẹp cần được đặt cố định ở phần trên và phần dưới của vết thương gãy.
Cố định xương gãy và băng bột để nâng đỡ phần xương đã bị gãy và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Đối với một số trường hợp, có thể áp dụng phương pháp kéo liên tục xương gãy nhằm giữ xương thẳng trục và không bị co rút.
Thực hiện phẫu thuật nắn xương và sử dụng “cố định ngoài”.
Trong một số trường hợp nặng, có thể phải phẫu thuật kết xương bên trong bằng các phương tiện như đinh nội tủy hoặc nẹp vít
Sử dụng thuốc để điều trị giảm đau.
Điều trị gãy xương bằng cách băng bột
Gãy xương sẽ trở nên rất nghiêm trọng nếu như chúng ta không biết cách sơ cứu và chữa trị kịp thời. Vì thế, hi vọng những chia sẻ từ bài viết này đã giúp bạn có thêm hiểu biết và kinh nghiệm trong việc xử lý tình trạng nói trên. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm trong việc điều trị gãy xương nói riêng và những chấn thương liên quan, vui lòng liên hệ Phòng Khám Đông Y La Văn Lường hoặc gọi 0898 12 14 16 – 0907 567 567 để được tư vấn miễn phí nhé.