Monday, May 14, 2018

// //

TRẬT KHỚP

Trật khớp và cách điều trị mà bạn cần biết

Trật khớp là tình trạng diễn ra khá phổ biến đối với những người thường xuyên vận động, chơi thể thao, thậm chí là trong hoạt động, sinh hoạt đời thường.

Trong quá trình luyện tập, vận động thể thao hoặc thậm chí là đi lại, vận động hằng ngày, chúng ta có thể vô ý, bất cẩn khiến cho tay, chân bị trật khớp. Trật khớp không quá nghiêm trọng, tuy nhiên có thể gây ra những cơn đau đớn và thậm chí khiến cho chúng ta khó hoạt động, di chuyển như thường ngày hơn. Đặc biệt, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà thời gian hồi phục có thể lên đến nhiều tháng, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, học tập cũng như làm việc của chúng ta. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị trật khớp? Cách điều trị như thế nào là khoa học và hợp lí nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi nói trên.

Trật khớp và cách sơ cứu
Nguyên nhân trật khớp

Trật khớp bị gây ra bởi sự vận động mạnh hoặc đột ngột, khiến khớp xương bị tác động một lực mạnh và làm trật ra khỏi vị trí chính xác ban đầu của nó. Tình trạng này có thể xảy ra khi chúng ta chạy nhanh, chơi thể thao, trượt ngã,… Đặc biệt, đối với phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, tình trạng bị trật khớp cũng diễn ra khá phổ biến.

Khi khớp xương bị trật ra so với vị trí ban đầu của nó, các bộ phận như mô mềm, bao khớp và dây chằng sẽ bị tổn thương,… gây ra cơn đau đớn, khó di chuyển và sưng tấy.

Trật khớp thường xảy ra ở những người chơi thể thao
Biểu hiện của trật khớp

Biểu hiện trước tiên của trật khớp là cơn đau ở chính vị trí khớp bị chấn thương. Người bị trật khớp có thể sẽ khó di chuyển hoặc cử động tại phần khớp đó. Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khác đó là sưng tấy, bầm tím,… Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà những biểu hiện có thể rõ ràng hoặc ít rõ ràng hơn.

Những biểu hiện của trật khớp khá rõ ràng cho nên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chỉ bằng mắt thường.

Những biểu hiện này khá tương tự với trường hợp gãy xương. Tuy nhiên, nếu bị gãy xương, cơn đau sẽ dữ dội hơn và chúng ta hầu như không thể di chuyển được chi đã bị gãy. Vì thế, hãy dựa vào đặc điểm này để nhận biết và có phương pháp sơ cứu, điều trị phù hợp nhất.

Cách sơ cứu khi trật khớp

Khi bị trật khớp, không nên di chuyển, nắn bóp hoặc làm mọi cách để khớp trở lại vị trí ban đầu. Việc tác động quá mức lực lên phần khớp vị trật chỉ khiến cho khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh, các mạch máu bị tổn thương thêm.

Cố định khớp tại đúng vị trí mà nó bị trật bằng nẹp, băng gạt,…

Chườm đá lên vùng bị trật khớp để giảm sưng, viêm,… Tránh chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu, mật gấu,…

Trật khớp khuỷu tay
Cách điều trị khi trật khớp

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng trật khớp mà chúng ta cần lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.

Nguyên tắc điều trị trật khớp đó là sử dụng các biện pháp vật lí nhẹ nhàng để đưa xương về lại đúng vị trí. Tiếp theo sử dụng băng để cố định trong vài tuần. Có thể kết hợp sử dụng thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để tăng hiệu quả điều trị.

Sau một vài tuần điều trị, bệnh nhân có thể tháo bỏ băng, nẹp nhưng cần tránh hoạt động mạnh quá mức, có thể gây tổn thương tới vùng khớp vừa mới hồi phục.

Trong trường hợp vết thương nghiêm trọng, có thể phải tiến hành phẫu thuật để nắn khớp trở về vị trí bình thường.

Trật khớp háng gây ra phiền toái, khó khăn trong quá trình di chuyển

Hi vọng với những chia sẻ từ bài viết này, bạn đọc đã có thêm hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong cách sơ cứu và điều trị trật khớp sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp cơn đau dai dẳng và trầm trọng, bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị và hỗ trợ một cách tốt nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ  Phòng Khám đông y La Văn Lường – số 09 Nguyễn Huy Lượng, P. 14, Q. Bình Thạnh, TP. HCM hoặc gọi 0898 12 14 16 – 0907 567 567 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.